Sức mạnh của sự kết hợp màu sắc trong thiết kế trang trí nội thất

Sức mạnh của sự kết hợp màu sắc trong thiết kế trang trí nội thất

Một bức tranh đẹp không thể thiếu yếu tố màu sắc. Khi thực hiện thiết kế nội thất cho một căn phòng, màu sắc thường là phần khó nhất, đòi hỏi phải lựa chọn kỹ lưỡng nhất để đạt được kết quả hoàn mỹ. Có rất nhiều nhóm màu sắc để lựa chọn và những màu sắc này cần phải được đặt cùng nhau theo đúng tỷ lệ.

Đối với một ngôi nhà, cách phối màu nội thất rất quan trọng trong việc thể hiện phong cách, cũng như tính cách của chủ nhà cũng như là yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc và không khí trong ngôi nhà. Tuy nhiên, để chọn được cách phối màu mang lại sự tinh tế, hài hòa cho căn nhà là một việc không hề đơn giản. Vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng khi phối màu trang trí nhà để dù mùa nóng hay mùa lạnh vẫn mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho không gian ở.

Trong thiết kế nội thất, thường chúng ta chỉ nên sử dụng 4 đến 4 màu sắc cho một căn phòng để đảm bảo sự cân bằng về màu sắc cho không gian. Lựa chọn màu sắc phù hợp cho căn phòng, tạo được cảm giác cân bằng và hài hoà là điều rất khó. May mắn thay, có những quy tắc về màu sắc mà bạn có thể áp dụng rất hiệu quả.

Quy tắc 60 – 30 – 10

Quy tắc 60 – 30 – 10 là công thức rất phổ biết và là một quy tắc nằm lòng của bất cứ nhà thiết kế nội thất nào. Dù cho gu thẩm mỹ cá nhân của bạn là gì hay bạn muốn căn phòng của mình trông ra sao, bạn đều có thể sử dụng quy tắc này để đảm bảo rằng căn phòng của bạn luôn có được sự cân bằng về màu sắc. Đối với quy tắc này, bạn sẽ sử dụng 3 màu trong 1 căn phòng. 60, 30 và 10 tỷ lệ phần trăm mà mỗi màu sắc chiếm diện tích trong không gian.

 

Quy tắc này được áp dụng như sau: Đầu tiên, bạn chọn một màu sắc làm chủ đạo và màu sắc này sẽ chiếm khoảng 60% diện tích căn phòng. Thông thường, đây sẽ là màu trung tính hoặc một số màu sắc có tông nhạt để không làm áp đảo, lu mờ nội thất. Tiếp theo sẽ là màu thứ cấp, thường đậm hơn một chút và chiếm khoảng 30% diện tích không gian. Cuối cùng, màu điểm nhấn là màu đậm nhất và sẽ chiếm 10% còn lại.

 

Để hiểu hơn về quy tắc này, dưới đây sẽ là một vài hướng dẫn cụ thể giúp bạn hình dung được rõ ràng hơn và dễ dàng áp dụng chúng vào việc phối màu trang trí hô biến không gian sống của bạn trở nên đẹp đẽ, phá cách nhưng vẫn thoải mái và đảm bảo được tính thẩm mỹ. Có nhiều cách phối hợp màu sắc, biến hóa không gian phù hợp với tính cách và lối thiết kế của chủ nhà. Một vài mẹo nhỏ sẽ giúp thay đổi diện mạo cho không gian ở trở nên sáng tạo và bắt mắt hơn.

Chọn màu sắc màu chủ đạo phù hợp cho không gian cần trang trí

Màu xanh lá. Màu sắc của thiên nhiên thường được chọn cho những căn hộ có diện tích nhỏ, hẹp. Vì nó giúp không gian trở nên hài hòa, thoáng đãng. Ngoài ra, sắc xanh lá mát mẻ còn làm cho ánh sáng trong không gian thêm cân bằng, ổn định. Đối vối tường màu xanh lá, chủ nhà nên lựa chọn nội thất với gam màu trầm, ấm như nâu, trắng để căn phòng sống động hơn.

 

Màu xanh Oceanside. Sắc xanh dương pha trắng sữa tạo nên màu sắc dịu nhẹ. Gram màu xanh dương nhạt mặc dù là tông màu lạnh nhưng không mang tới cảm giác lạnh lẽo. Thay vào đó là cảm giác thư thái, mát mẻ và không làm chói mắt các thành viên trong gia đình. Với sác xanh baby blue dịu dàng rất phù hợp để chọn làm sơn tường phòng khách hoặc phòng ăn để tạo không gian tươi mới, thân thiện.

 

Màu xanh ngọc. Màu pastel có vai trò giúp tạo sự nhẹ nhàng, thanh khiết cho không gian nhà. Bên cạnh đó, màu xanh ngọc có khả năng tác động đến giác quan thần kinh não bộ giúp bạn dễ dàng ngủ ngon giấc. Tông màu nhạt sẽ dễ dàng hơn cho bạn trong việc lựa chọn màu sắc đồ nội thất theo sở thích mà không lo màu tường bị chọi với màu nội thất.

 

Màu trắng/kem. Lựa chon tối giản nhất cho màu sơn của ngôi nhà bạn. Tường màu trắng tạo cảm giác không gian rộng rãi và cởi mở hơn. Ngoài ra, tường màu trắng giúp kết nối không gian giữa các phòng, xóa đi ranh giới từng khu vực trong nhà.

 

Màu đen. Màu đen là tông màu đậm nhất, thể hiện sự mạnh mẽ, huyền bí, quyền lực và đẳng cấp. 

 

Màu đỏ. Sắc đỏ nối bật là tông màu đại diện cho tình yêu và nhiệt huyết cháy bỏng. Đây là một tông màu rực rỡ, gây kích thích thị giác và dễ dàng thu hết thu hút được sự chú ý của người nhìn.

 

Màu tím. Đây là màu thể hiện cho sự chung thủy trong tình yêu đồng thời cũng là gam màu đại diện cho tín ngưỡng, sự linh thiêng và quyền quý.

 

Màu vàng. Màu vàng mang ý nghĩa về sự lạc quan, yêu đời, tràn đầy năng lượng sống tích cực tựa như những ánh mặt trời rực rỡ đồng thời thể hiện sự xa hoa, giàu sang và thịnh vượng. 

 

Thoải mái lựa chọn màu sắc mà bạn thích

 

Màu sắc chính là thang đo cảm xúc của bạn. Nếu thích sự bình yên, xanh lá sẽ là lựa chọn không tệ. Những gram màu ấm như vàng, cam sẽ hợp với không gian sôi nổi; màu tím, xanh dương lại là kiểu màu nhẹ nhàng. Bạn có thể dựa vào "bánh xe màu" để chọn bộ màu thích hợp như: Xanh lá - Nâu - Nude, Đỏ - Hồng - Vàng, Vàng - Xanh lá - Xanh dương ... từ đó biến tấu thêm các màu như màu cà phê, màu be, màu ve chai, xanh ngọc,...

 

Phối màu đơn sắc

Quy tắc phối màu này đơn giản và dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần chọn một màu trên bảng màu. Sau đó linh hoạt tạo nên độ đậm nhạt của màu ấy bằng cách hòa trộn với màu đen hoặc trắng. Việc phối màu đơn sắc sẽ không làm người nhìn sao nhãng, không bị bối rối hay mất tập trung. Nhờ vào sự đơn giản, không cầu kỳ mà người nhìn sẽ cảm thấy dễ chịu với không gian nội thất đồng bộ màu sắc. Tuy nhiên, nhược điểm của quy tắc phối màu đơn sắc chính là khó tạo điểm nhấn cho căn nhà.

 

Phối màu bằng sự đối lập giữa màu nóng và màu lạnh

Nhóm màu nóng và nhóm màu lạnh đều được thể hiện trên bánh xe màu. Các sắc thái như đỏ, cam hay vàng được coi là màu nóng vì chúng rực rỡ hơn. Các màu trung tính như nâu, màu vỏ cây cũng được xếp nằm trong nhóm màu này. Đối lập với màu nóng, nhóm màu lạnh là các màu cho cảm giác mát mẻ như xanh dương, xanh lá cây, tím và cả màu xám.

 

Việc lựa chọn màu nóng hay màu lạnh sẽ ảnh hưởng đến năng lượng của không gian. Màu nóng có xu hướng mang lại cảm giác lạc quan và hứng khởi cho một căn phòng, thường được khuyên sử dụng trong không gian giải trí. Hãy cân nhắc về việc sử dụng nhóm màu sắc này trong phòng ăn hoặc nhà bếp của bạn. Ngược lại, nhóm màu lạnh lại mang cảm giác yên bình hơn. Những màu tông lạnh thường được sử dụng trong phòng ngủ và không gian văn phòng, nơi rất cần nguồn năng lượng nhẹ nhàng, yên tĩnh

Phối màu tương phản nổi bật nhưng bổ sung cho nhau

 

Trong những quy tắc màu sắc mà các nhà thiết kế nội thất sử dụng, phối màu bổ sung thường được cho là đơn giản nhất. Quy tắc này được áp dụng khi bạn muốn lựa chọn hai  màu sắc cho một không gian, khi đó bạn hãy chọn 2 màu đối xứng nhau trên bánh xe màu. Những màu sắc đối diện nhau trên bánh xe màu thường cho ra hiệu ứng thị giác tốt, ví dụ bạn có thể các kết màu xanh dương và màu cam, màu vàng và tím, màu đỏ và xanh lá cây trong cùng một không gian kiến trúc.

 

Trước hết, bạn nên xác định vật thể muốn làm nổi bật, tập trung điểm nhìn trong căn phòng như cánh cửa, rèm cửa, kệ sách, thảm nhà,... Sau đó, dựa vào màu chủ đạo của phòng rồi chọn màu tương phản cho vật thể đó, như nền tường màu vàng và đồ vật màu xanh sẽ khiến không gian thú vị hơn. Tuy nhiên khi kết hợp những màu sắc rực rỡ như thế, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ hoặc chỉ sử dụng làm màu điểm nhấn. Ngoài ra, bạn hãy cân bằng những màu rực rỡ này bằng những gam màu trung tính để tạo sự hài hoà cũng như để thị giác được nghỉ ngơi.

 

Việc phối màu tương phản sẽ tạo nên những không gian đầy năng động, ẩn chứa nhiều năng lượng như chực chờ bùng nổ. Do đó, tránh dùng màu tương phản cho những không gian cần sự thư giãn, yên tĩnh như phòng ngủ, phòng đọc sách, thư viện,…

Phối màu tương tự bằng cách kết hợp những màu sắc được sắp xếp đứng cạnh nhau trên bảng màu

Bạn có thể chọn một màu sắc chủ đạo mình yêu thích trước, sau đó bắt đầu tìm kiếm những màu nằm cạnh nhau trong phổ màu và kết hợp dần. Nếu chọn màu xanh lá làm chủ đạo, bạn có thể kết hợp với nội thất màu lá đậm, lá nhạt xanh ngọc,... Kiểu kết hợp này sẽ tạo cảm giác đễ chịu cho mắt. Bạn cũng có thể "phụ gia" thêm các màu trung tính như đen, trắng, xám, ghi,...

 

Nếu bạn gặp khó khăn khi sử dụng bánh xe màu, lựa chọn phối màu tương tự có thể dành cho bạn. Đối với quy tắc này, khi lựa chọn màu sắc cho một không gian, bạn chỉ cần chọn một màu trung tâm, sau đó sử dụng thêm 2 màu bên cạnh. Trong 3 màu sắc được chọn, có 1 màu là sự pha trộn của 2 màu còn lại, ví dụ như màu đỏ, cam và vàng hoặc màu đỏ, tím và xanh.

 

Khi sử dụng ba màu sắc cạnh nhau, bạn cần chia tỷ lệ màu hợp lý cho căn phòng để đảm bảo sự cân bằng và hài hoà. Hãy nhớ lại quy tắc 60 – 30 – 10 để giữ các tỷ lệ trong tầm kiểm soát. Đặc biệt, hãy nhớ rằng, bạn luôn có thể sử dụng các sắc thái khác nhau của cùng một màu sắc để tạo sự đa dạng thị giác. Trên bánh xe màu, sắc thái màu sắc nhạt dần theo thứ tự từ ngoài vào tâm.

 

Ngoài ra, nếu không thích những màu sắc rực rỡ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các màu trung tính (đen, trắng, xám) – được gọi là bảng màu đơn sắc. Tất cả những gì bạn cần làm là trộn màu đen và trắng với nhau để tạo ra được màu sắc theo đúng ý mình. Thường màu sắc được pha trộn từ màu trung tính sẽ phù hợp với không gian kiến trúc hiện đại, trẻ trung.