Indochine - Bản giao hưởng dịu êm của hai nền văn hóa

Indochine - Bản giao hưởng dịu êm của hai nền văn hóa

Được ví von như “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”, phong cách Indochine (hay còn gọi là phong cách Đông Dương) là sự hòa quyện tinh tế giữa nét lãng mạn của kiến trúc Tân Cổ Điển Pháp sang trọng và vẻ đẹp dịu dàng của các chất liệu truyền thống các nước Đông Dương tạo nên một phong cách rất riêng. Đây là sự hòa trộn giữa hai nền văn hóa trái ngược nhưng không tạo nên sự tương phản, ngược lại mở ra một triết lý mỹ thuật riêng biệt và độc đáo tạo nên không gian nội thất đặc biệt ấn tượng. Tuy là hai phong cách đối lập nhưng không vì thế mà phong cách này kém thu hút mà sẽ bổ trợ lẫn nhau nhằm tôn lên vẻ đẹp của nhau. Phong cách này ngày càng được những người có gu để ý và mê mẩn, ngay khi xuất hiện đã nhanh chống trở thành xu hướng trang trí nhà ở được nhiều gia đình ưa chuộng. Vậy điều gì đã làm nên vẻ đẹp lôi cuốn của kiến trúc Đông Dương?

“Indochine” trong tiếng Pháp là từ để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung-Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia - sáu vùng lãnh thổ này đều có truyền thống lịch sử lâu dài và những nét văn hóa đặc trưng của vùng Á Đông. Chính những yếu tố văn hoá này đã thổi hồn vào kiến trúc sự giản dị, đằm thắm riêng biệt không trộn lẫn vào đâu. Đấy cũng là ưu điểm thu hút cái nhìn và sự sáng tạo của những kiến trúc sư người Pháp. Họ đã kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp Tân Cổ Điển Phương Tây và cảm hứng vùng miền tạo ra phong cách Đông Dương hiện tại. Tại Việt Nam, phong cách này là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống của Việt Nam và châu Âu về cả mặt thẩm mỹ và tính thực tế của công năng sử dụng. 

Hiện nay phong cách Indochine sẽ chọn lọc những chi tiết trang trí thể hiện đậm chất truyền thống Việt cổ, đơn giản và tinh tế, dễ dàng ứng dụng trong thực tế mà không khiến không gian trở nên nặng nề. Bên cạnh đó, khi ứng dụng phong cách này sẽ khéo léo kết hợp với những tiện nghi hiện đại để phù hợp với phong cách sống hiện nay, đem lại sự thoải mái và tiện ích cho người sử dụng. Để hiểu rõ hơn về phong cách Indochine, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về những đặc điểm của phong cách này sau đây:

Màu sắc. Màu sắc thường được thất nhiều nhất trong phong cách Đông Dương là màu vàng trung tính. Chúng ta có thể thấy một số công trình kiến trúc Đông Dương lớn ở nước ta sử dụng màu này như Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát lớn Hà Nội, ... Lý giải cho việc sử dụng màu vàng làm chủ đạo vì đây là màu thể hiện cho sự vương giả, sang trọng, trong quá khứ, màu này thường được dùng trong kiến trúc dinh thự của vua chúa. Bên cạnh đó, những tông màu trung tính như trắng, trắng kem, vàng kem để tạo cảm giác mát mẻ phù hợp với khí hậu ở Việt Nam và giúp làm nổi bật được những màu sắc nguyên bản của đồ nội thất.

../Downloads/24-phong-khach-phong-khach-indochine.jpeg

Vật liệu. Vật liệu trong nội thất Indochine là dấu ấn đặc biệt nhất khi nhắc về phong cách này. Các đồ nội thất được làm từ nhũng vật liệu gần gúi và dễ kiếm tại nước bản địa như gỗ, tre, nứa, gạch bông, ... Chất liệu gỗ cùng với những đường vân độc đáo mang đến sự sang trọng, ấm áp cho căn nhà, có thể sử dụng gỗ cho sàn nhà, ốp trần, hệ thống cửa, các đồ nội thất lớn như bàn ghế, tủ, kệ và một số đồ trang trí trạm khắc như: tượng, phù điêu, … Trong khi đó tre, nứa thưởng được dùng làm đồ trang trí do có ưu điểm là chống mối mọt tốt.

Điểm đặc trưng đặc biệt nhất của phong cách Đông Dương là sử dụng gạch bông thay cho gạch men thông thường, vẫn bền chắc và cứng cáp nhưng mang đến một không gian rất thẩm mỹ với đa dạng kiểu hoa văn.

Họa tiết. Các hoạ tiết được sử dụng trong phong cách Đông Dương thường rất đa dạng, trải dài từ những hình ảnh như: hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình cây cỏ tĩnh vật hay họa tiết hình thú. Chúng được khắc họa một cách tinh tế và tỉ mỉ thể hiện tính nghệ thuật rất cao. Ngày nay, các hoạt tiết hoa văn này đã trở thành biểu tượng đặc trưng của phong cách Đông Dương và giúp cho những đồ nội thất này có phần hồn rất riêng, các hoạt tiết này được ứng dụng vào các chi tiết như sàn, tường, vách ngăn, tủ, kệ, vật dụng trang trí ...

Họa tiết Kỷ Hà rất khó để miêu tả phân loại cho rõ ràng các ký tự, đây là một trong những họa tiết mỹ thuật An Nam xưa. Họa tiết thường được dùng nhất là hoạ tiết mắc lưới lục giác giống vảy trên mai rùa, họa tiết mắc lưới hình thoi, có độ dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ và các họa tiết không đều nhau. Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân, …