Những sai lầm dễ mắc phải khi trang trí nội thất nhà bếp
Bếp – nơi giữ lửa yêu thương và khơi nguồn cảm hứng của mọi gia đình. Thế nên, việc thiết kế nội thất nhà bếp cần được chú trọng và quan tâm. Để tránh gian bếp trở nên lộn xộn, bất tiện, bạn nên hạn chế một số sai lầm mà nhiều người thường mắc dưới đây. Cùng điểm danh những sai lầm và giải pháp xử lý nhé!
1. Cách bố trí không gian
Đây là sai lầm rất nhiều người mắc phải khi thiết kế nội thất phòng bếp. Sắp xếp nội thất và các khu vực chức năng không theo logic sử dụng của người nội trợ. Chẳng hạn như, bạn đặt tủ lạnh quá xa vòi rửa… Mà bình thường chúng ta sẽ lấy thức phẩm sống từ tủ lạnh, sơ chế bên bồn rửa, xong sẽ cho lên bếp nấu để chế biến luôn.
Bộ ba quan trong nhất của một căn bếp đó chính là bồn rửa, bàn bếp và tủ lạnh. Vì thế, việc thiết kế vị trí của các yếu tố này phải được rất cẩn thận để đảm bảo chúng ta không bị cản trở khi di chuyển. Nếu khu vực này không được thiết kế hợp lý thì bạn sẽ phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng để chạy quanh nhà bếp.
Đồ nội thất nhà bếp có chiều cao không phù hợp: Chiều cao của quầy bếp thường quá cao hoặc quá thấp dẫn đến mỏi vai, đau lưng, đau cổ khi nấu nướng. Còn tủ bếp quá thấp sẽ làm giảm không gian lưu trữ, khó lựa chọn phụ kiện, thiết bị. Vậy nên lấy số đo chiều cao phù hợp trước khi lắp đặt mặt bàn bếp.
Một sai lầm tồi tệ là lắp đặt lò nướng, lò vi sóng phía trên máy rửa chén hay lắp chậu rửa quá gần bếp điện,… Sai lầm này không chỉ khiến thiết bị của bạn nhanh chóng bị hư hỏng mà còn phạm vào điều tối kỵ về phong thủy, khiến gia đình dễ xảy ra xung đột, cãi vã, cuộc sống khó thuận hòa.
2. Bỏ qua nguyên tắc “tam giác” trong thiết kế
Nguyên lý tam giác trong thiết kế nhà bếp là các khu vực như: tủ lạnh, bồn rửa chén, lò nướng được phân bổ trong một hình tam giác. Các khu vực trong phòng bếp phải được phân bổ theo một trình tự. Trong trường hợp người thuận tay phải chúng ta đi theo chiều kim đồng hồ. Và đối với người thuận tay trái thì theo hướng ngược lại.
Nếu bỏ qua nguyên tắc sắp xếp này người nấu sẽ có thể gây nên nhiều bất tiện khi sử dụng. Như khoảng cách di chuyển lớn, lộn xộn, vướng víu khi có nhiều người cùng nhau nấu nướng,…
3. Thiết ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng khi thiết kế nội thất phòng bếp. Tuy nhiên, nhiều gia đình thường vấp phải sai lầm trong khâu trang bị đèn phòng bếp.
Thiết kế nội thất sáng màu kết hợp với ánh sáng sẽ giúp căn phòng bếp rộng rãi, thông thoáng hơn. Ánh sáng tự nhiên là nguồn sáng tốt và luôn được tận dụng. Nhưng nếu phòng bếp thiết kế tủ bếp, hay bàn ghế ăn gỗ tự nhiên màu tối, thì ánh sáng tự nhiên thôi vẫn chưa đủ. Hơn nữa, buổi tối thì không thể nào có ánh sáng tự nhiên được. Thế nên, tốt nhất, bạn nên lắp thêm đèn led phía dưới tủ bếp trên. Nhằm đảm bảo ánh sáng cho quá trình nấu nướng. Lắp đèn bên trong các khoang tủ dùng cánh cửa bằng kính để tăng sáng và giúp không gian bếp đẹp hơn.
4. Không có hệ thống hút mùi
Phòng bếp là nơi chế biến nấu nướng thức ăn. Nên không gian này cần sự thông thoáng để giảm bớt mùi. Cũng như khiến khu vực này thoáng mát, vệ sinh hơn. Rất nhiều người đã nghĩ một chiếc cửa sổ có thể hoàn toàn khắc phục được vấn đề này. Tuy nhiên, trong thực tế điều này chỉ làm giảm đi một lượng rất nhỏ mùi. Và có rất nhiều căn phòng bếp không thể bố trí được một chiếc cửa sổ.
Tất nhiên, mùi thơm của mỗi món ăn thật tuyệt. Nhưng nếu nhiều mùi hương trộn lẫn với nhau và cứ quẩn quanh trong không khí thì là một điều chẳng dễ chịu gì. Vì vậy, một chiếc máy hút khủ mùi bếp sẽ giải quyết được những vấn đề này. Và mang lại cho bạn một bầu không khí trong lành, thoáng mát.
5. Thiết kế ổ cắm điện hợp lý
Một căn bếp hiện đại và đầy đủ tiện nghi không thể thiếu sự trợ giúp đắc lực của các thiết bị điện. Bạn cần sử dụng điện cho máy xay sinh tố, máy ép trái cây, cho nồi cơm điện, bếp điện… Và tất cả chúng đều cần điện năng để có thể hoạt động được. Tuy nhiên, việc thiếu cân nhắc đến những ổ điện cần thiết cho các sản phẩm này khi thiết kế thường khiến bạn gặp phải những rắc rối không đáng có.
Bạn nên tính toán cụ thể số lượng thiết bị gia dụng cần kết nối. Bạn nên lưu ý rằng ổ cắm được thiết kế cho các thiết bị lớn như tủ lạnh, lò nướng hay máy rửa chén cũng như các thiết bị nhỏ như ấm đun nước v.v…cần được tính toán kĩ càng, để tránh việc thiếu hụt trong quá trình sử dụng.
6. Bỏ qua sự hỗ trợ của các đơn vị thiết kế nội thất
Rất nhiều người muốn tự tay “kiến thiết” không gian sống theo ý riêng của mình. Họ tự lên ý tưởng, chọn mua những món đồ nội thất mình cho là phù hợp và bài trí theo ý thích. Nhưng đây là một sai lầm lớn. Vì nó không những không thể hiện được “Gu” của bạn mà còn phản tác dụng.
Bởi vì, nội thất phòng bếp là một trong những không gian phức tạp nhất trong căn nhà. Ngay cả những người có chuyên môn cũng gặp nhiều điểm khó khăn. Chứ không nói gì đến “những tay mơ” không am hiểu nhiều về thiết kế nội thất.
Bình luận